ĐẶC THÙ CỦA DOANH NGHIỆP CHÊ XUẤT
1/ MỘT SỐ VBPL ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT
-
Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 và các bổ sung, sửa đổi liên quan;
-
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 và các bổ sung, sửa đổi liên quan;
-
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế của Quốc hội, số 71/2014/QH13
-
Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp.
-
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 và các bổ sung, sửa đổi liên quan;
-
Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
-
Luật Doanh nghiệp 2020 và các bổ sung, sửa đổi liên quan;
-
Luật đầu tư 2020 và các bổ sung, sửa đổi liên quan;
-
Nghị định số 35/2022/NĐ-CP quy định quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
2/ ĐẶC THÙ CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT SO VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
2.1. Khái niệm
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyển sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng trong mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và phải nằm trong khu chế xuất. Các loại hàng hóa do doanh nghiệp đó sản xuất khẩu phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài và phải khai báo với cơ quan Hải quan để trở thành doanh nghiệp chế xuất.
Tại khoản 10, Điều 2, Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy giải thích thuật ngữ Doanh nghiệp chế xuất như sau: ”Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế”.
Căn cứ Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất có đặc điểm riêng biệt như sau:
-
Các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan.
-
Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất.
2.2. Đặc thù về thuế
So với các loại hình doanh nghiệp thông thường, DNCX được hưởng một số ưu đãi về thuế như sau:
a, Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC, Doanh nghiệp chế xuất được hưởng mức thuế suất 17% kể từ 01/01/2016, khi doanh nghiệp chế xuất thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP, nay là Phụ lục II Nghị định 118/2014/NĐ-CP (Điều 66 Nghị định 118/2014/NĐ-CP). Và bản thân doanh nghiệp chế xuất cũng là một doanh nghiệp thuộc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định tại Mục 55 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
Đồng thời, doanh nghiệp chế xuất còn được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như trên (Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC).
"Điều 6. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 20, Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“3. Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi)".
b. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016:
"4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác thì không phải là đối tượng chịu thuế".
Doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu phi thuế quan, do đó sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp trên.
c. Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng
Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định doanh nghiệp nội địa bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất có được tính thuế VAT là 0% trong trường hợp:
"Điều 9. Thuế suất 0%
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;
- Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
- Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;
- Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
- Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:
+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.
+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.
+ Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài".
Các trường hợp không áp dụng mức thuế 0% quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC như sau:
"Điều 9. Thuế suất 0%
3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào”.
-
Như vậy, áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu.
2.3. Đặc thù về thủ tục Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định như trên và các trường hợp không làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính quy định.
Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
2.4. Đặc thù về thủ tục hải quan
2.4.1 Về Nguyên tắc chung
-
DNCX có những lợi thế nhất định mà doanh nghiệp không thể bỏ qua bao gồm ưu đãi thuế, giảm giá thuế đất, miễn thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng; đồng thời cũng có giảm bớt sự giám sát của pháp luật về các loại thủ tục hành chính và hải quan phức tạp. Trong đó, phải nói đến những trường hợp DNCX có thể không cần phải thự hiện thủ tục hải quan.
-
Các trường hợp Doanh nghiệp chế xuất không bắt buộc phải làm thủ tục hải quan, tức có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
Căn cứ Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì về nguyên tắc chung “Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng mục đích sản xuất”. Tuy nhiên, ngoại trừ một số trường hợp mà DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan, cụ thể như sau:
-
Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư này;
-
Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;
-
Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất;
-
Hàng hóa của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;
-
đ) Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Như vậy, hàng hóa mua, bán giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau được lựa chọn thực hiện hoặ không thực hiện thủ tục hải quan. Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy địnhcủa Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.
Các trường hợp DNCX không phải làm thủ tục hải quan:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì các trường hợp dưới đây DNCX không phải thực hiện thủ tục hải quan:
-
Hàng hóa DNCX nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định như hàng hóa nhập khẩu không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì khi trao đổi, mua bán hàng hóa này với doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan.
Lưu ý: Trường hợp DNCX mua từ nội địa các loại hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu thì phải làm thủ tục hải quan trừ trường hợp hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của DNCX (Ví dụ: than đá sử dụng trong quá trình đốt lò phục vụ sản xuất của DNCX).
Ngoài ra, theo các quy định hiện hành, được hướng dẫn tại Điều 16, Khoản 2 của Thông tư 219/2013/TT-BTC đã quy định về các điều khoản khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa xuất nhập khẩu thì một số trường hợp sau đây không cần tờ khai hải quan:
-
Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.
-
Cơ sở kinh doanh cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giày, ủng, găng tay).
Căn cứ Điều 58 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan như sau:
-
Hàng hóa nhập khẩu của DNCX; hàng hóa là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp nhập khẩu); hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX;
-
Trường hợp DNCX nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
-
Hàng hóa là sản phẩm xuất khẩu của DNCX; hàng hóa là máy móc, thiết bị tái xuất sau khi đã tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp xuất khẩu) DNCX được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan thuận tiện; trừ trường hợp hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX;
-
Trường hợp DNCX xuất khẩu hàng hóa theo quyền xuất khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
2.4.2 Một số trường hợp cụ thể
(a) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải của DNCX
-
Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DNCX, hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định, hàng tiêu dùng nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu của DNCX.
-
Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC. Người khai hải quan phải khai đầy đủ thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống trừ thông tin về mức thuế suất và số tiền thuế.
-
Trường hợp nhà thầu nhập khẩu hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DNCX thì thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
Lưu ý: Sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng thầu, DNCX và nhà thầu nhập khẩu báo cáo lượng hàng hóa đã nhập khẩu cho cơ quan hải quan nơi quản lý DNCX.
-
Đối với hàng hóa mua, bán giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
-
Đối với hàng hóa mua, bán giữa hai DNCX: Trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan thì thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
-
Xử lý phế liệu, phế phẩm của DNCX
-
Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng;
-
Đối với phế liệu, phế phẩm được phép xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Lưu ý: DNCX thực hiện xử lý phế thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. DNCX có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
(b) Thủ tục hải quan đối với trường hợp DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, DNCX thuê DNCX khác gia công, DNCX thuê nước ngoài gia công
Thứ nhất, Hàng hóa do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công:
-
Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài quy định tại mục 1 và mục 2 Chương III Thông tư 38/2015/TT-BTC.
-
Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ;
-
DNCX không phải làm thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa vào nội địa để gia công và nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa.
Lưu ý: Trường hợp đưa hàng hóa từ DNCX vào thị trường nội địa để gia công, bảo hành, sửa chữa nhưng không nhận lại hàng hóa thì bên nhận gia công (doanh nghiệp nội địa) phải đăng ký tờ khai mới để thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Thứ hai, Hàng hóa do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa:
-
Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài tại mục 1 và mục 3 Chương III Thông tư này.
-
Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ;
-
DNCX không phải làm tục hải quan khi nhận hàng hóa từ nội địa để gia công và trả lại sản phẩm gia công vào nội địa.
Thứ ba, Đối với hàng hóa do DNCX thuê DNCX khác gia công: DNCX thuê gia công và DNCX nhận gia công không phải thực hiện thủ tục hải quan khi giao, nhận hàng hóa phục vụ hợp đồng gia công, sản phẩm gia công.
Thứ tư, Hàng hóa DNCX thuê nước ngoài gia công thì thực hiện thủ tục hải quan theo quy định về hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài quy định tại Mục 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Lưu ý: Các trường hợp không làm thủ tục hải quan nêu trên, DNCX có trách nhiệm lưu giữ và xuất trình các chứng từ tài liệu liên quan đến hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu theo quy định tại Điều 60 Luật Hải quan, Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (trừ việc thông báo cơ sở sản xuất).
(c) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của DNCX.
-
Khi bán cho doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan;
-
Khi bán cho DNCX khác hoặc bán cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì áp dụng thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.
-
Hàng hóa mua từ nội địa để xuất khẩu, khi mua từ doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan, khi xuất khẩu làm thủ tục như đối với hàng hóa xuất khẩu kinh doanh;
-
Hàng hóa mua từ DNCX khác để xuất khẩu, khi mua từ DNCX thực hiện thủ tục như doanh nghiệp nội địa mua hàng hóa của DNCX, khi xuất khẩu làm thủ tục như đối với hàng hóa xuất khẩu kinh doanh; thực hiện kê khai, tính thuế (nếu có).